Cuộc đua xe máy điện Việt Nam nóng lên, các hãng dẫn đầu đối mặt cạnh tranh ngày càng gay gắt
- binghanluc
- 8 thg 4, 2024
- 4 phút đọc
Cuộc đua điện khí hóa thị trường xe hai bánh Việt Nam đang nóng lên. Các công ty khởi nghiệp địa phương Selex Motors và Dat Bike hiện đang dẫn đầu cuộc đua. Các nhà sản xuất lâu đời, cả trong nước và quốc tế, đang nhận thấy nhu cầu ngày càng tăng đối với xe máy điện và dự kiến sẽ sớm tham gia vào cuộc cạnh tranh. Điều này có thể sẽ dẫn đến việc cung cấp nhiều loại xe máy điện hơn cho người tiêu dùng, có khả năng giảm giá và thúc đẩy tiến bộ công nghệ. Ngoài ra, các công ty nước ngoài có dây chuyền sản xuất hiện có và nhận diện thương hiệu có thể đặt ra thách thức đáng kể cho những người dẫn đầu hiện tại.

Sau khi lấy bằng tiến sĩ tại Đại học Michigan (Mỹ), ông Nguyễn Hữu Phước Nguyên từ chối nhiều lời mời làm việc tại đây để trở về nước theo đuổi "giấc mơ Việt". "Tôi muốn Việt Nam tự lực tự cường, tận dụng hết các cơ hội để thịnh vượng, phát triển bền vững" - ông bày tỏ.
Với chuyên môn nhiều năm trong lĩnh vực kỹ thuật, ông Nguyên trăn trở về việc phát triển giao thông xanh trên địa bàn TP HCM. Doanh nhân Việt kiều này nhận thấy cơ hội lớn với mặt hàng xe máy điện khi xã hội đang đứng trước cuộc dịch chuyển cơ bản trong lĩnh vực giao thông.
"Với khoảng 8 triệu xe máy chạy xăng trên địa bàn TP HCM hiện nay, trong 5 năm tới hoàn toàn có thể chuyển đổi 1 triệu chiếc sang xe máy điện. Muốn vậy, phải có lộ trình phát triển rõ ràng để doanh nghiệp yên tâm chuyển đổi, phát triển cũng như có những chính sách ưu tiên rõ ràng, cụ thể trong lĩnh vực giao vận, vận tải" - ông Nguyên tâm huyết.
Năm 2018, ông Nguyên cùng 2 người đã đồng sáng lập Selex Motors với mong muốn mang đến cho người Việt Nam những chiếc xe máy điện chất lượng cao, thân thiện với môi trường, giá cả phải chăng. Hiện nay, ông Nguyên là giám đốc điều hành (CEO) của Selex Motors - một công ty khởi nghiệp chuyên về sản xuất xe máy điện tại Việt Nam. Trong 5 năm khởi nghiệp, startup của ông làm chủ công nghệ sản xuất xe máy điện với tỉ lệ nội địa hóa 80%.
Một thương hiệu xe máy điện "made in Việt Nam" khác góp phần thúc đẩy xu hướng "xanh hóa" là Dat Bike. Đằng sau thành công của Dat Bike, không thể không nhắc đến vai trò quan trọng của ông Phạm Đức Nam Trung, Giám đốc Tài chính và Vận hành (CFO & COO) của công ty. Ông Trung gia nhập Dat Bike với mong muốn góp phần xây dựng một doanh nghiệp xe máy điện thành công, tạo ra tác động tích cực đến môi trường.
Ông Trung chỉ ra trước đây, từng có ý kiến cho rằng xe điện hiệu năng kém hơn xe xăng, lại kén người dùng... Đây là rào cản lớn, khiến người tiêu dùng khó chuyển đổi được.
Tuy nhiên, không ai có thể quên thương hiệu quốc gia Việt Nam Vinfast. Năm 2018, trong lễ khai trương nhà máy sản xuất tại Hải Phòng, chi nhánh ô tô VinFast của Tập đoàn VinFast đã công bố ra mắt mẫu xe máy điện tử đầu tiên mang tên Klara.
Trong khi còn tồn tại những lo ngại về việc xe điện kém hiệu quả và thân thiện với người dùng so với xe chạy xăng, ông Trung của Dat Bike thừa nhận đây là rào cản lớn đối với việc chấp nhận của người tiêu dùng trước đây. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh những tiến bộ đáng kể mà các nhà sản xuất xe điện, bao gồm Selex Motors, Dat Bike và VinFast, đã đạt được trong việc khắc phục những hạn chế về hiệu suất này. “Những vấn đề này đã được giải quyết”, ông Trung tự tin khẳng định, “người tiêu dùng giờ đây có thể tìm thấy xe máy điện có giá cạnh tranh hơn so với lựa chọn xăng”.
Khắc phục những rào cản
Một vấn đề khác được ông Trung nêu ra là để người dân - nhất là những người trong ngành vận tải, vốn có tần suất chạy xe cao - mua xe điện nhiều hơn, cần khắc phục nỗi lo về quãng đường xe chạy được sau mỗi lần sạc. Theo đó, cần thiết có hạ tầng trạm sạc với độ bao phủ lớn để người tiêu dùng tự tin đổi xe. Cụ thể, ông Trung cho rằng cần có chính sách về thuế phí để thu hút người dân, doanh nghiệp chuyển sang xe điện.
"Chi phí mua xe máy hiện nay trung bình khoảng 30 - 40 triệu đồng/chiếc, trong đó các loại thuế phí chiếm khoảng 10% Nếu nhà nước có chính sách miễn giảm các loại thuế phí này hoặc có cơ chế cho vay để người dân sắm xe điện thì sẽ kích cầu người dùng" - ông nhận định.
Theo ông Trung, khả năng tiết kiệm nhiên liệu hằng tháng của xe điện tương đương tiền lãi ngân hàng khi mua xe. Nếu khoản vay này được tài trợ hoàn toàn thì người dùng sẽ tiết kiệm được một khoản tiền khi dùng xe điện.
Trong khi đó, CEO Selex Motors đề xuất phát triển hệ thống đổi pin chia sẻ. Hệ thống này sẽ là nơi trữ, phát triển và chia sẻ với tất cả các hãng dùng chung một hạ tầng năng lượng. Ông Nguyên mong TP HCM hỗ trợ để trong vòng 3 năm tới có thể đạt được 1.000 điểm đổi pin tại thành phố.
Cùng trăn trở về chuyện chuyển đổi năng lượng xanh và phát triển giao thông xanh tại TP HCM, ông Phạm Nam Phong, Chủ tịch HĐQT Vũ Phong Energy Group, nhìn nhận tiên phong trong việc này là cơ hội vừa đổi mới sáng tạo vừa gắn với các mục tiêu giảm phát thải, đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050. Để làm được điều này, đòi hỏi cả về hạ tầng như nguồn điện, lưới truyền tải, mạng lưới trạm sạc… cũng như nguồn lực tài chính.
Comments